Top 10 xe Suzuki Satria F150 độ đẹp nhất,giá bán F150 Fi 2020 hiện nay ,các bản độ Satria 150 tại Việt Nam đều được các biker độ theo phong cách kiểng, “lên đồ chơi” để trở nên bắt mắt hơn.
Suzuki Satria F150 Fi giá bao nhiêu?
Suzuki Satria thế hệ mới mang kiểu dáng Hyber Underbone với những thay đổi chủ yếu tập trung vào ngoại hình bắt mắt hơn thông qua kiểu cách, tem xe so với phiên bản trước. Tuy nhiên, Satria F150 2020 vẫn giữ nguyên động cơ so với phiên bản cũ.
Giá xe Satria F150 Fi 2020
Xem chi tiết bảng giá xe Satria F150
Suzuki Satria F150 Fi 2020 với DOHC, 4 thì, dung tích 150cc, làm mát bằng chất lỏng. Xe cho công suất đầu ra tối đa 18,49 mã lực tại vòng tua máy 10.000 vòng/phút và mô-men xoắn cực đại 13,8 Nm tại 8.500 vòng/phút. Đi kèm với hộp số 6 cấp. Dung tích bình xăng 4L và dung tích nhớt là 1.3L
TOP 10 Suzuki Satria F150 Độ đẹp 2019
Những Chiếc xe Suzuki Satria F150 độ dưới đây cũng như vậy, nhưng điểm nhấn của nó là sở hữu một hệ thống giảm xóc sau mà nếu nhìn không kĩ bạn rất dễ bị chính thị giác mình đánh lừa.
1.Satria 150 độ gói đồ chơi nâng cấp vượt trội

Satria 150 nâng cấp vượt trội với dàn ghi đông Japan


Tinh chỉnh ghi đông

Tay côn Galespeed


trang bị heo dầu Brembo 4 pis



Heo dầu sau cũng là phiên bản logo lớn màu Titan của Brembo đi kèm đĩa thắng đồ chơi mang kích thước 220mm giúp mặt đĩa ăn hết bố. Chú heo dầu sau là phiên bản 1 pis thường nên hơi khó thấy do bị pô Yoshimura che mất. Chi tiết pen đạp cũng là một sản phẩm của Brembo.

Phuộc YSS bình dầu rời
2.Satria 150 độ trang bị Ohlins thời thượng
Satria 150 độ sang trọng trong bộ trang bị Ohlins thời thượng Satria F150 là một trong những cái tên sáng giá trong làng xe tốc độ ở phân khúc 150cc.
Với thiết kế thể thao đầy mạnh mẽ tuy nhiên với những anh em đam mê độ xe thì như thế vẫn chưa đủ, ví thế chiếc Satria F150 Fi đã được dọn lại nó theo một phong cách “quý tộc” hơn bằng phuộc Ohlins, tay thắng Brembo… cùng nhiều trang bị khác sẽ liệt kê rõ ràng hơn qua bài viết dưới đây.
Trang bị cùm côn CRG Rc2
Trang bị cùm côn CRG Rc2 loại tay ngắn phù hợp để làm tay côn cũng như như tay thắng cho các mẫu xe tay ga – Mẫu cùm CRG này có nước nhôm cnc được xử lý khá thẩm mỹ, bo tròn hết tất cả, tuy nhiên nó không có lỗ chân kính vì vậy các chủ xe phải mod thêm chân kính rời nếu không muốn bị hỏi thăm đột xuất.
cùm tay thắng Brembo RCS
Không thua kém gì bên côn – Nhắc về bên thắng ta sẽ thấy được bộ cùm tay thắng Brembo RCS quen thuộc được chủ xe tạo điểm nhấn bằng pat giữ bình dầu Titan đi kèm cùng bình dầu Bonamici CNC mini nằm phía trên dẫn dầu xuống cùm thông qua một ống nhựa trong suốt – Xung quanh tay thắng được bao phủ loạt ốc Titan lục bảo cùng tông màu với gù dẹp Titan.
Bỏ đi phần nhựa nhám ở thân xe để khoe trọn vẹn được cây phuộc Ohlins tích hợp bình dầu rời bên ngoài. Phuộc đi kèm 2 nấc chỉnh trên chân và bình dầu giúp chủ xe có thể chủ động kiểm soát hành trình giảm xóc của xe khi đi một hoặc hai hay tùy theo cung đường mà xe đang di chuyển. Sử dụng lọc gió trần K&N để hút gió mạnh hơn và phát ra âm thanh ụt ụt rất vui tai, được trùm để tránh nước vào không đề máy được. Ngoài ra còn có full dàn ốc xanh lục bảo và cổ Titanium.
Trang bị cặp heo dầu Brembo logo lớn 2 pis đối xứng phía sau được phay ngược bằng pat CNC 90 độ và nhuộm đen lại – Còn mẫu heo trước là được phay lại logo âm bên trong sau đó sơn đỏ nhìn rất lạ mắt và tạo điểm nhấn rất tốt cho chiếc xe.
Satria 150 độ nâng cấp hệ thống treo độc đáo
Góc ảnh đầu tiên là hình ảnh của phần ghi đông được chủ xe mod lại với màu sơn bạc cực kì đẹ. Nhìn sang vị trí hai bên là hình ảnh của cùm tăng tốc và cùm đề máy TFX với điểm nhấn của bộ cùm này là gạc xuống là đề máy rất thú vị. Bên trái chủ xe sử dụng cùm CB650F tích hợp sẵn chế độ Passing cũng như đèn ưu tiên nên rất tiện lợi không cần chế thêm công tắc bên ngoài mất thẩm mỹ. Trang bị trợ lực kẹp cổ để chiếc xe thêm phần an toàn hơn không bị sàng lắc khi chạy tốc độ cao.
Vị trí hack não mà mình đã nói tới trên phần tiêu đề nếu nhìn lướt qua chắc chắn chúng ta sẽ bị chiếc xe độ đánh lừa. Sử dụng bình dầu rời YSS vẫn có pat và dây dầu nối vào trong ‘như đúng rồi’ nhưng khi nhìn vào chân cây phuộc, nó sẽ khiến bạn té ngữa vì đây là cây phuộc zin chứ không phải hàng YSS như ta đang nhằm tưởng.
Tận dụng khoảng trống của chóa đèn chủ xe đã bắt thêm bộ đèn L4x để hỗ trợ thêm ánh sáng cho chiếc xe khi di chuyển trong các cung đường đêm. Bộ mâm đã được sơn lại tông màu xanh chủ đạo giống với bộ tem mà chiếc xe đang sở hữu, thêm vào đó phần đĩa thắng được cố định vào mâm thông qua những chú ốc Gr5 rất đẹp.
Suzuki Satria 120 “xì po” phiên bản độ kiểng nhẹ nhưng chất
Chiếc xe 2 kỳ Suzuki Satria 120 “xì po” đã được chủ nhân tới từ Hải Phòng độ kiểng, bắt mắt hơn mỗi khi lăn bánh trên phố và an toàn ở tốc độ cao.
Được sản xuất từ cuối thập niên 90 tới khoảng năm 2003 dành riêng cho thị trường Indonesia, Suzuki Satria 120 thế hệ đầu tiên là một trong những biến thể của dòng xe 2 kỳ huyền thoại “Su xì-po” từng làm mưa làm gió trên đường phố một thời. Được sản xuất với nhiều biến thể khác nhau, Suzuki Satria 120 thường được dân chơi xe Việt gọi chung là “đầu dẹt” hoặc “đĩa bay” do phần đầu có thiết kế góc cạnh, kéo dài về phía trước. Riêng phiên bản Satria 120R cuối cùng còn được gọi là Satria 2000.
Để phân biệt giữa các phiên bản, dân chơi xe Việt còn sử dụng tên gọi “Su 1 càng” (côn tự động, không có tay côn hay “càng” thứ 2) và “Su 2 càng”. Dù đã ngừng sản xuất từ lâu nhưng tới tận bây giờ Satria 2 kỳ vẫn là một dòng xe được ưa chuộng bởi các biker. Do không còn được sản xuất và có sức mạnh không thua kém những mẫu côn tay underbone thể thao đời mới, những chiếc “Su xì-po” dù là “1 càng”, “2 càng” hay bất kỳ đời nào đều có giá trị rất cao đối với xe giấy tờ đầy đủ, nguồn gốc rõ ràng.
Đó là lý do dù không có nhiều hội nhóm rầm rộ như các dòng xe đời mới, nhưng tại Việt Nam hiện nay vẫn có một cộng đồng chơi các dòng “xì po” 2 kỳ đông đảo, trải dài từ Nam ra Bắc. Phong cách chơi dòng xe này cũng rất đa dạng – nhiều biker sẵn sàng “chi đậm” để khiến chiếc xe của mình mạnh mẽ và hoàn hảo từ trong ra ngoài,
Và đi theo phong cách này, một biker Hải Phòng đã “dọn kiểng” lại chiếc Satria 120 của mình để khiến chiếc xe hoàn hảo hơn. Bắt đầu từ “dàn ngoài”, nếu nhìn lướt qua có vẻ như bản độ này vẫn giữ lại hoàn toàn dàn vỏ nguyên bản của một chiếc Satria 120. Tuy nhiên, toàn bộ phần tem trang trí trên xe trên thực tế đã được chủ nhân của nó đặt sơn airbrush thay vì dán decal, đem tới vẻ sống động hơn. Những dân chơi “xì-po” cũng có thể nhận ra phần sườn và lốc máy đã được sơn màu đen bóng khác với Satria “zin”.
Mâm lốp không phải là chi tiết duy nhất được nâng cấp ở “dàn chân” của chiếc xe. Ở cả trước lẫn sau, hệ thống phanh đều được chủ nhân của chiếc Satria này nâng cấp với heo Brembo P2 34, hay còn được dân chơi xe gọi là Brembo đối xứng logo lớn và đĩa Galfer. Để có thể gắn heo vào xe, một bộ pad nhôm CNC cũng đã được “thửa riêng”. Hệ thống phanh sau được hoàn thành bởi pen đạp Brembo tháo xe Yamaha R1 cùng bình dầu AEM.
Ngoài ra, bộ gắp thép nguyên bản của Satria 120 nay cũng được thay thế bằng gắp nhôm DBS cứng cáp và nhẹ hơn. Phối hợp cùng gắp và mâm bánh hàng độ, cây phuộc Ohlins phía sau đem tới cho bản độ sự chắc chắn và ổn định ở tốc độ cao vượt trội hơn hẳn. Nằm trên khu vực tay lái của chiếc xe là một số món đồ chơi quen thuộc như cùm công tắc và cùm ga Domino, tay côn phanh CRG và bao tay Domino.